Trị vì Thái_Tổ_Đại_Vương

Thái Tổ là cháu thứ hai của Lưu Ly Minh Vương, là con trai của Jaesa – một trong năm nhánh lớn có uy thế trong hoàng gia. Mẹ ông là người Phù Dư.

Mặc dù vua Mộ Bản đã phong Hae Ik làm người kế vị. Nhưng sau khi Mộ Bản mất, quần thần kiên quyết không lập Ik, và quay sang lập Jeasa làm vua. Nhưng Jeasa ngại tuổi cao, lên ngôi không được, bèn để con trai là Hae Gung (Giải Cung) lên thay, còn mình làm Thượng hoàng. Cung lên ngôi vua, tức là Thái Tổ Đại Vương. Vì vua lên ngôi còn nhỏ lên Thượng hoàng và Thái hậu chấp chính.

Ngay từ khi có thể cầm quyền, Thái Tổ đã chuyển 5 thị tộc trong hoàng gia tản ra cai trị ở từng địa phương, tìm cách làm suy yếu họ đi, buộc họ phải tuân thủ mệnh lệnh của triều đình. Từ đó, quyền hành tối cao tập trung cả vào vua. Sau đó, Thái Tổ lo việc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, xây dựng quân sự.

Trong đời vua Thái Tổ trị vì đã mở nhiều cuộc xâm chiếm các miền đất khác. Năm 56, ông đem quân Đông tiến tiêu diệt nước Ốc Trở; năm 68 diệt nước Galsa; năm 62 diệt nước Jona (?), và năm 74 diệt nước Juna (?). Ông ra sức làm suy yếu chính quyền địa phương, buộc họ phải theo chính quyền trung ương, dùng chế độ quan liêu chuyên chế.

Với nhà Hán, ông đấu tranh về nhiều mặt với nhiều nguyên cớ. Trong việc ngoại giao, ông phá vỡ hệ thống buôn bán giữa Đại Hán với Lelang. Năm 55, ông cho xây dựng thành Liêu Đông trên miền phía Bắc lãnh thổ, gần biên giới với Hán. Trong các năm 105, 111 và 118, ông liên tiếp đưa quân tấn công nhà Hán (Trung Quốc). Năm 122, ông liên kết cùng các bộ tộc khác tấn công và chiếm gần hết miền Liêu Đông, năm 146 mới chính thức công khai.

Làm vua được 93 năm, sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của một anh quân, Thái Tổ băng hà. Người em trai của ông, Hae Suseong đã giết chết 2 người con trai của Thái Tổ và lên ngôi (theo Tam quốc sử kýTam quốc di sự), tức là Thứ Đại Vương. Việc Thứ Đại Vương giết con của Thái Tổ quả nhiên sau gặp quả báo, Tân Đại Vương về sau cũng giết chết con của Thứ Đại Vương vào năm 165.

Thái Tổ hưởng thọ 118 tuổi.